Thoát vị đĩa đệm là một trong những bệnh lý về cột sống phổ biến, có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cuộc sống của người bệnh. Trong đó, thoát vị đĩa đệm L4-L5 là một dạng thoát vị xảy ra tại vị trí đĩa đệm giữa đốt sống thắt lưng L4 và L5. Đây là một vùng cột sống quan trọng, chịu nhiều áp lực từ trọng lượng cơ thể, vì vậy khi bị thoát vị, người bệnh có thể gặp phải nhiều triệu chứng đau đớn và khó chịu.
Thoát vị đĩa đệm L4-L5 là gì?
Đĩa đệm là một cấu trúc nằm giữa các đốt sống, có chức năng giảm tổn thương và giúp cột sống linh hoạt hơn. Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài và chèn ép vào các dây thần kinh xung quanh. Tại vùng cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm L4-L5 gây ảnh hưởng chủ yếu đến dây thần kinh tủy sống gây ra tê bì và đau nhức các khu vực xung quanh
Các triệu chứng phổ biến của thoát vị đĩa đệm L4-L5
Đau lưng dưới: Đây là triệu chứng phổ biến và dễ nhận biết nhất của thoát vị đĩa đệm L4-L5. Người bệnh sẽ cảm thấy đau nhức, khó chịu tại vùng lưng dưới, đặc biệt là khi thực hiện các động tác cúi người, vặn người hoặc mang vác vật nặng. Cảm giác đau có thể lan ra hai bên hông và xuống vùng mông.
Đau lan xuống chân: Thoát vị đĩa đệm L4-L5 có thể gây chèn ép lên các dây thần kinh đi xuống chân, dẫn đến cơn đau tỏa ra từ lưng xuống mông, đùi, bắp chân và thậm chí là bàn chân. Người bệnh có cảm giác nhói, bỏng rát hoặc tê bì.
Đau lưng lan xuống hông chân là triệu chứng điển hình của tình trạng thoát vị đĩa đệm L4-L5
Tê bì và mất cảm giác: Một triệu chứng khác thường gặp của thoát vị đĩa đệm L4-L5 là cảm giác tê bì hoặc mất cảm giác ở chân. Người bệnh có thể cảm thấy chân như "chìm" hoặc không còn cảm giác khi chạm vào da. Điều này xảy ra do dây thần kinh bị chèn ép và không thể truyền tín hiệu cảm giác một cách bình thường.
Yếu cơ: Khi dây thần kinh bị chèn ép trong thời gian dài, các cơ bắp liên quan đến dây thần kinh cũng sẽ bị ảnh hưởng. Người bệnh có thể gặp phải tình trạng yếu cơ ở chân, khiến việc đi lại hoặc đứng lâu trở nên khó khăn. Đặc biệt, khi bệnh tiến triển nặng hơn, người bệnh có thể cảm thấy không kiểm soát được các cơ bắp ở chân, dễ bị té ngã.
Đau tăng lên khi thay đổi tư thế: Một đặc điểm quan trọng của thoát vị đĩa đệm L4-L5 là cơn đau có xu hướng tăng lên khi người bệnh thay đổi tư thế. Các hoạt động như cúi người, vặn lưng, ngồi lâu hoặc đứng lâu có thể làm tăng cảm giác đau nhức và khó chịu. Điều này làm cho người bệnh hạn chế vận động.
Các yếu tố nguy cơ gây thoát vị đĩa đệm L4-L5
Mặc dù thoát vị đĩa đệm L4-L5 có thể xảy ra ở bất kỳ ai, nhưng một số yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:
- Lão hóa: Quá trình thoái hóa khiến đĩa đệm bị lão hóa, mất tính đàn hồi và dễ bị nứt, rách, từ đó dễ bị thoát vị.
- Chấn thương cột sống: Các tai nạn, va chạm mạnh hoặc chấn thương trực tiếp vào cột sống có thể khiến đĩa đệm bị vỡ và gây thoát vị.
- Tính chất công việc: Những công việc đòi hỏi ngồi lâu, mang vác nặng hoặc thực hiện các động tác xoay vặn liên tục sẽ làm tăng áp lực lên cột sống, tạo điều kiện thuận lợi cho thoát vị đĩa đệm.
- Di truyền: Một số nghiên cứu cho thấy nếu trong gia đình có người bị thoát vị đĩa đệm, nguy cơ mắc bệnh của bạn cũng sẽ cao hơn.
Thoát vị đĩa đệm L4-L5 do chấn thương tại cột sống
Các phương pháp chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4-L5
Để chẩn đoán thoát vị đĩa đệm L4-L5, bác sĩ sẽ dựa vào các triệu chứng lâm sàng và tiến hành một số xét nghiệm như:
- Chụp X-quang: Dù không thể phát hiện được thoát vị đĩa đệm trực tiếp, chụp X-quang có thể giúp phát hiện các dấu hiệu thoái hóa cột sống hoặc chấn thương.
- Cộng hưởng từ (MRI): Đây là phương pháp chẩn đoán chính xác nhất, giúp phát hiện thoát vị đĩa đệm, độ lớn của khối thoát vị và mức độ chèn ép lên các dây thần kinh.
- Điện cơ đồ (EMG): Để đánh giá mức độ tổn thương dây thần kinh và chức năng cơ bắp, bác sĩ có thể yêu cầu thực hiện điện cơ đồ.
Cách điều trị thoát vị đĩa đệm L4-L5
Điều trị thoát vị đĩa đệm L4-L5 có thể được thực hiện theo nhiều phương pháp khác nhau, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của bệnh. Các phương pháp điều trị thường gặp bao gồm:
Điều trị bảo tồn: Đây là phương pháp điều trị đầu tiên mà bác sĩ thường áp dụng, bao gồm việc sử dụng thuốc giảm đau, thuốc chống viêm bằng đường uống hoặc đường tiêm. Tuy nhiên việc lạm dụng thuốc có thể gây viêm loét dạ dày, suy giảm chức năng gan, thận
Phẫu thuật: Khi các phương pháp điều trị bảo tồn không mang lại hiệu quả hoặc tình trạng thoát vị đĩa đệm L4-L5 trở nên nghiêm trọng, phẫu thuật có thể là lựa chọn cuối cùng. Mục tiêu của phẫu thuật là loại bỏ phần thoát vị đĩa đệm và giải phóng sự chèn ép lên dây thần kinh.
Sử dụng miếng dán hồng ngoại xa CốtWells-Heat: Sử dụng công nghệ hồng ngoại xa giúp giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm hiệu quả, không gây tác dụng phụ. Lý do là bởi nhiệt hồng ngoại xa có bức xạ thấp nhất và chiếu xa nhất nên có thể thấm sâu xuống các tầng mô, cơ. Từ đó sẽ giúp giãn cơ sâu, tăng collagen nội sinh, phục hồi các tổn thương tại mô, gân, cơ, dây chằng. Miếng dán hồng ngoại xa CốtWells-Heat với thành phần chính từ bột gốm hồng ngoại xa kết hợp cùng menthol, capsaicin, tạo nhiệt ấm từ bột gốm hồng ngoại xa giúp giãn các mạch máu, nhờ đó giảm đau, thư giãn cơ và phục hồi các tổn thương tại xương khớp.
Miếng dán hồng ngoại xa CốtWells-Heat giảm đau lưng do thoát vị đĩa đệm L4-L5 không gây tác dụng phụ
Điều trị sớm và chăm sóc đĩa đệm, cột sống đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng bệnh tiến triển nặng và đảm bảo khả năng vận động cho người bệnh. Bạn cũng đừng quên sử dụng miếng dán hồng ngoại xa để giảm đau lưng, phục hồi tổn thương xương khớp, đĩa đệm. CốtWells-Heat - Giảm đau thấm sâu, tác dụng dài lâu.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến tình trạng thoát vị đĩa đệm, hãy để lại bình luận xuống phía dưới để được chuyên gia tư vấn chi tiết.
* Sản phẩm hiện có bán tại các nhà thuốc trên toàn quốc.
Phương Linh